Giáo án Ngữ văn 11 soạn theo phương pháp mới: Bài khái quát văn học VN

BÀI MINH HỌA ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

THEO TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Đọc hiểu văn bản

“KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945”

(Ngữ văn 11, Kì 1, 02 tiết)

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/MỤC TIÊU
Về kiến thức
–  Nhận diện được bố cục của văn bản “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945”.
– Nhận biết, lí giải và phân tích các thông tin nổi bật trong văn bản như:
+ Tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Các đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản về lịch sử văn học theo đặc trưng của văn bản thông tin.
– Kết nối, vận dụng những kiến thức đã đọc được từ văn bản vào việc đọc hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
 Về thái độ
– Coi trọng việc đọc hiểu văn bản thông tin về lịch sử văn học để tích lũy tri thức và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản.
– Có ý thức sử dụng các thông tin về lịch sử văn học trong văn bản “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” vào việc đọc hiểu các tác phẩm văn học.
Định hướng góp phần hình thành năng lực
– Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)
– Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự học…
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án/thiết kế bài học
– Các slides trình chiếu (nếu có)
– Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.
Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
– Đọc trước bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” trong SGK Ngữ văn 11, Tập một.
Ghi lại các tên các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã học ở THCS; Phân loại các tác phẩm đó theo giai đoạn sáng tác, đề tài, thể loại, khuynh hướng sáng tác.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
I. Hoạt động 1 – Khởi động
GV chia lớp học thành 4 nhóm tham gia trò chơi: Tìm hiểu về Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Nội dung: Kể tên các tác giả, tác phẩm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Cách chơi: Trong vòng 5 phút, mỗi nhóm kể tên các tác giả và tác phẩm (đã học và đã đọc) của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhóm nào kể đúng và nhiều hơn là nhóm chiến thắng.
HS nêu đúng tên các tác giả và tác phẩm thuộc văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
II. Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức (GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945”)  
 
 
 
 
 
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản “Khái quát…”
GV yêu cầu tất cả HS đọc lướt văn bản, trao đổi nhóm (theo kĩ thuật khăn trải bàn) để thực hiện các yêu cầu sau:
– Văn bản ra đời vào thời điểm nào? Do ai viết? Viết để làm gì?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Văn bản đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được nêu ở vị trí nào của văn bản?
 
 
 
– Văn bản được viết theo phương thức nào là chính? Ngoài ra, văn bản còn sử dụng phương thức biểu đạt nào khác?
– Các thông tin trong văn bản được thu thập/lấy từ các lĩnh vực nào?
 
– Nêu bố cục của văn bản (Văn bản gồm mấy phần?). Hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng một sơ đồ tư duy.
– Văn bản được trình bày bằng phương tiện nào? Đánh giá về việc sử dụng phương tiện ấy.
Sau khi HS trao đổi và trình bày, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
1. Tìm hiểu chung về văn bản
– Văn bản được viết sau khi giai đoạn văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã hoàn tất. Tác giả là những nhà nghiên cứu về văn học và khoa học sư phạm. Văn bản được viết với mục đích khái quát về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945; cung cấp những kiến thức đó cho HS; định hướng HS vận dụng những kiến thức này vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể.
– Văn bản đề cập đến những vấn đề khái quát của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vấn đề đó được nêu ở tiêu đề của văn bản.
– Văn bản được viết theo phương thức thuyết minh là chính. Ngoài ra, còn có phương thức nghị luận.
– Các thông tin trong văn bản thuộc các lĩnh vực lịch sử, nghiên cứu và phê bình văn học…
– Bố cục văn bản: ngoài phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội dung của văn bản gồm 2 mục chính:
+ Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
-> Tóm tắt bằng một sơ đồ tư duy.
– Văn bản được trình bày bằng chữ viết với hệ thống các đề mục được sắp xếp theo trật tự tuyến tính, ngoài ra không có tranh, ảnh và các phương tiện khác. Cách trình bày khá đơn điệu.
2. Hướng dẫn HS phân tích văn bản “Khái quát… ” theo bố cục
2.1. GV hướng dẫn HS đọc phần mở đầu của văn bản
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: Đọc kĩ phần đầu của đoạn trích (từ “Từ đầu thế kỉ XX… thành tựu to lớn”) nêu nội dung gì? Nhận xét về cách nêu nội dung đó.
– Sau khi HS trả lời, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
2. Phân tích văn bản
 
a) Phần mở đầu
Nêu khái quát vị trí và bối cảnh phát triển của giai đoạn văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
– Cách nêu: ngắn gọn, rõ ràng.
2.2. GV hướng dẫn HS đọc phần nội dung của văn bản b) Phần nội dung
 
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc kĩ mục I – Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm (theo kĩ thuật công đoạn hoặc mảnh ghép) để trả lời câu hỏi:
+ Văn bản “Khái quát…” cho biết văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có những đặc điểm cơ bản nào?
 
 
 
 
 
+ Tìm và giải thích một số thuật ngữ được nêu ở các đề mục.
+ Tóm tắt thông tin ở mục 1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa và hoàn thành sơ đồ trong Phiếu học tập số 1.
+ Ở mỗi giai đoạn, lấy 1 tác phẩm và chỉ ra những dấu hiệu của tính “hiện đại” trong tác phẩm đó (về nội dung và nghệ thuật).
Sau khi HS trao đổi, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
 
+ Tóm tắt thông tin ở mục 2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển và hoàn thành sơ đồ trong Phiếu học tập số 2.
Sau khi HS trao đổi và trình bày, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
+ Ở mỗi bộ phận và khuynh hướng, lấy 1 tác phẩm và chỉ ra đặc điểm riêng của bộ phận/khuynh hướng trong tác phẩm đó.
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:
+ Tìm ở Mục 3 – Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng những biểu hiện để khẳng định văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ nhanh chóng? Chỉ ra nguyên nhân của tốc độ phát triển ấy.
+ Tóm tắt những thông tin ấy và hoàn thành sơ đồ trong Phiếu học tập số 3.
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
+ GV yêu cầu HS đọc một số thông tin sau:
(1) Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan nhận định đây là thời kì phát triển vượt bậc, “một năm có thể kể như ba mươi năm của người”.
(2) Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh viết: “… Trong lịch sử thơ ca Việt Nam… chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Những nhận định trên đây nói về điều gì? Hãy tìm những thông tin ở mục 3 để khẳng định những nhận định trên là đúng.
Sau khi HS thảo luận và trình bày, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
b.1) “Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945”
Có 3 đặc điểm:
+ Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
+ Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
+ Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng
– Các thuật ngữ: hiện đại hóa, xu hướng, tốc độ
* Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
Những điều kiện để hiện đại hóa văn học.
– Các giai đoạn hiện đại hóa:
+ Giai đoạn 1 (đầu thế kỉ XX đến 1920)
+ Giai đoạn 2 (khoảng từ 1920 đến 1930)
+ Giai đoạn 3 (khoảng từ 1930 đến 1945)
-> Tóm tắt bằng sơ đồ dạng bảng.
 
* Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
– Bộ phận văn học công khai
+ Văn học lãng mạn
+ Văn học hiện thực
– Bộ phận văn học không công khai
-> Tóm tắt bằng sơ đồ dạng bảng.
 
 
 
* Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng
– Biểu hiện:  số lượng tác giả và tác phẩm; sự hình hành và đổi mới các thể loại; độ kết tinh ở những tác giả, tác phẩm tiêu biểu
– Nguyên nhân: sự thúc bách của thời đại; sức sống nội tại của nền văn học dân tộc; sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân; văn chương đã thành một nghề để kiếm sống.
-> Tóm tắt bằng sơ đồ dạng bảng.
 
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc kĩ mục II – Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: Dựa vào những từ hoặc cụm từ được in nghiêng trong phần II, hãy cho  biết văn bản trình bày thành tựu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở những khía cạnh nào?
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm (theo kĩ thuật khăn trải bàn hoặc mảnh ghép hoặc công đoạn): tóm tắt thông tin ở mục II để hoàn thành sơ đồ tư duy (HS tự vẽ) trong Phiếu học tập số 4. Lưu ý HS: ghi tên 1 số tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở mỗi nhóm nội dung hoặc thể loại.
Sau khi HS thảo luận và trình bày, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm (theo kĩ thuật khăn trải bàn):
+ Ở mỗi nhóm thành tựu về nội dung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, chọn 1 tác phẩm đã học hoặc đã đọc, chỉ ra biểu hiện của nội dung đó trong tác phẩm.
+ Ở mỗi nhóm thành tựu về nghệ thuật (thể loại) của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, chọn 1 tác phẩm đã học hoặc đã đọc, chỉ ra đặc điểm nghệ thuật của thể loại mà tác giả sử dụng.
Sau khi HS thảo luận và trình bày, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi:
+ Chức năng của phần nội dung của văn bản “Khái quát…” là gì? Văn bản đã thực hiện được chức năng đó chưa?
+ Nhận xét về cách trình bày nội dung của phần này.
+ Tìm những câu nêu trực tiếp quan điểm của người viết về những đặc điểm và thành tựu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhận xét về những quan điểm đó.
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
b.2) Phần “Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945”
* Về nội dung
– Chủ nghĩa yêu nước
– Chủ nghĩa nhân đạo
– Tinh thần dân chủ
* Về nghệ thuật
– Tiểu thuyết
– Truyện ngắn
– Phóng sự
– Thơ ca
-> Tóm tắt bằng một sơ đồ tư duy.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Chức năng của phần nội dung là trình bày những nét khái quát về đặc điểm và thành tựu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Về cơ bản, văn bản đã đáp ứng được chức năng đó.
– Văn bản trình bày phần nội dung bằng các đề mục rõ ràng, hệ thống. Tuy nhiên, chưa có các sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh… minh họa nên chưa sinh động, hấp dẫn.
– Những câu nêu quan điểm của người viết: chính xác, khách quan, có sức thuyết phục.
2.3.GV hướng dẫn HS đọc phần kết thúc của văn bản
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi:
+ Phần kết thúc nêu những thông tin nào?
+ Chức năng của phần kết thúc là gì?
+ Nhận xét về cách viết của phần kết thúc.
c) Phần kết luận
 
– Phần này tổng kết lại những thông tin chính trình bày trong phần nội dung; đánh giá khái quát về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945; khẳng định vị trí quan trọng của giai đoạn văn học này.
– Cách viết ngắn gọn, rõ ràng.
2.4. GV hướng dẫn HS rút ra các bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ các thông tin tiếp nhận được trong bài.
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trao đổi để trả lời câu hỏi:
– Anh/chị sẽ sử dụng những thông tin nào từ bài học vào đọc hiểu các văn bản văn học thuộc giai đoạn này?
Sau khi HS thảo luận và trình bày, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
d) Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản văn học của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Luôn đặt văn bản vào thời điểm mà nó ra đời để tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của văn bản; từ đó tìm những căn cứ để lí giải đặc điểm của văn bản.
– Luôn chỉ ra tính “hiện đại” trong nội dung và hình thức của văn bản.
– Luôn đặt văn bản vào bộ phận/khuynh hướng mà nó được sáng tác để làm rõ đặc điểm chung của bộ phận/khuynh hướng đó trong văn bản và sự sáng tạo riêng của tác giả.
– Chỉ ra và phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản để thấy được văn bản đã góp phần làm nên thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn này.
III. Hoạt động thực hành (thực hành kĩ năng đọc hiểu)
GV phát phiếu bài tập cho HS – Phiếu học tập số 5.
3. Thực hành
Phiếu học tập số 5.
IV. Hoạt động vận dụng và mở rộng (thực hiện ở nhà)
GV yêu cầu HS sưu tầm những bài viết phê bình văn học về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (đăng trên báo/tạp chí hoặc trong cách sách chuyên khảo) để làm tư liệu học tập. Nội dung các bài viết có thể là:
– Đánh giá về giai đoạn văn học.
– Đánh giá về một bộ phận/xu hướng văn học.
– Đánh giá về một tác giả (được học trong CT và SGK Ngữ văn 11)
– Đánh giá về một tác phẩm (được học trong CT và SGK Ngữ văn 11)
4. Vận dụng và mở rộng
 

 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:
Trường:
Bài học: Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
đổi mới theo hướng hiện đại hóa
Những điều kiện để hiện đại hóa văn học Các giai đoạn hiện đại hóa
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Giai đoạn 1 (đầu thế kỉ XX đến 1920) Giai đoạn 2 (khoảng từ 1920 đến 1930) Giai đoạn 3 (khoảng từ 1930 đến 1945)
     

 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:
Trường:
Bài học: Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Sự phân hóa của Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Văn học công khai Văn học không
 công khai
Văn học lãng mạn Văn học hiện thực  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
   

 
 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:
Trường:
Bài học: Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Tốc độ phát triển nhanh chóng của văn học
Biểu hiện Nguyên nhân
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:
Trường:
Bài học: Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Vẽ sơ đồ tư duy vềthành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945  
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Tên học sinh:
Lớp:
Trường:
Bài học: Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi :
Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ. Nó coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định “cái tôi” cá nhân, đề cao con người thế tục, quan tâm đến những số phận cá nhân và những quan hệ riêng tư. Bất hòa nhưng bất lực trước thực tại, văn học lãng mạn tìm cách thoát khỏi thực tại đó bằng cách đi sâu vào thế giới nội tâm, thế giới của mộng ước. Xu hướng văn học này thường tìm đến các đề tài về tình yêu, về thiên nhiên và quá khứ, thể hiện khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thường. Văn học lãng mạn thường chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, những tương phải gay gắt, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người.
                    (Theo Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3. Giải thích cụm từ “cái tôi” trong đoạn trích trên.
Câu 4. Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy lấy một ví dụ minh họa cho ý kiến sau: “Văn học lãng mạn thường chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người”. Trả lời trong khoảng 10 dòng.
( Giáo án sưu tầm )
Xem thêm : Trọn bộ giáo án ngữ văn theo chủ đề dạy học
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *