Giáo án bài Thao tác lập luận so sánh soạn theo phương pháp mới

Soạn giáo án Ngữ văn lớp 11 theo chuẩn cấu trúc 2018, giáo án bài thao tác lập luận so sánh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. (Có link tải Full ở cuối bài viết)
Tiết 29: THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
 MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Mục đích, tác dụng của thao tác lập luận so sánh.
– Yêu cầu về một số cách so sánh.

  1. Kĩ năng

– Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong văn bản.
– Viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác chính là so sánh.
–  Định hướng và phát triển năng lực cho học sinh.

  1. Thái độ

Nghiêm túc lắng nghe và sử dụng đạt hiệu quả khi vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết bài nghị luận.

  1. Năng lực

Năng lực tiếp nhận văn bản, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ.

  1. Phẩm chất

Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và đất nước.
PHƯƠNG TIỆN
– GV: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
– HS: SGK, vở soạn, vở ghi bài.
PHƯƠNG PHÁP
– Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề.
– Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Định hướng: – Đối với lớp 11A2 dạy các hoạt động 1, 2, 3, 4.
                        – Đối với lớp 11A6 dạy các hoạt động 1, 2, 3.

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh (kiểm tra vợ soạn của 5 HS).
Bài mới
So sánh là một thao tác tư duy của con người nhằm làm rõ hơn, cụ thể hơn thông tin mà mình muốn đem đến cho người khác. Trong văn nghị luận, người ta cũng dùng so sánh để làm nổi bật, sáng rõ, vững chắc thêm luận điểm của mình. Đó là cách so sánh trong lập luận, gọi là lập luận so sánh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ vai trò của lập luận so sánh và cách vận dụng thao tác này để viết văn nghị luận.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Năng lực
 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
GV yêu cầu HS đọc kĩ đoạn ngữ liệu ở mục I và trả lời các câu hỏi sau:
– Câu 1: Xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh?
 
 
 
– Câu 2: Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng?
 
 
 
 
 
 
 
– Câu 3: Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích?
 
– Câu 4: Từ việc phân tích ngữ liệu trên em hãy cho biết mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh?
 
 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Nhóm 1: Trả lời câu hỏi số 1
– Nhóm 2: Trả lời câu hỏi số 2
– Nhóm 3: Trả lời câu hỏi số 3
– Nhóm 4: Trả lời câu hỏi số 4
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm sau đó nhận xét.
* Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức.
   Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách so sánh
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu ở mục II và trả lời câu hỏi.
–  Câu 1: Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn” với những quan niệm nào?
– Câu 2: Căn cứ để so sánh những quan niệm “soi đường” trên là gì?
 
 
 
 
 
 
 
–  Câu 3: Mục đích của sự so sánh đó?
 
 
– Câu 4: Có những cách so sánh nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Nhóm 1: Trả lời câu hỏi số 1
– Nhóm 2: Trả lời câu hỏi số 2
– Nhóm 3: Trả lời câu hỏi số 3
– Nhóm 4: Trả lời câu hỏi số 4
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm sau đó nhận xét.
* Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức.
Hướng dẫn luyện tập.
– GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập trong SGK/ Tr. 81.
– HS đọc bài tập, trao đổi nhanh  và trình bày
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
* Ngữ liệu 1:
 
 
 
 
 
1. Xác định các đối tượng:
– Đối tượng được so sánh: Văn chiêu hồn.
– Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều.
2. Phân tích những điểm:
a. Giống nhau: Lòng yêu thương con người.
b. Khác nhau:
Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm nói về một lớp người.
Truyện Kiều đã nói đến cả xã hội người.
Văn chiêu hồn: Thấy cả loài người lúc sống và lúc chết.
3. Mục đích: Làm sáng rõ, nổi bật giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc và cũng rất độc đáo của Văn chiêu hồn.
 
* Mục đích: Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
* Yêu cầu:
– Đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.
– So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng.
– Kết luận rút ra từ sự so sánh phải cụ thể, chân thực.
 
II. Cách so sánh
* Ngữ liệu 2:  
 
 
 
 
1. So sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với quan niệm của các nhà văn khác (loại chủ trương cải lương hương ẩm và loại hoài cổ).
2. Căn cứ để so sánh:
Cách viết, hướng viết của hai đối tượng:
– Ngô Tất Tố: “Lụi hụi thắp bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi, xui người nông dân nổi loạn”.
– Các nhà văn khác: “Bàn cải lương hương ẩm, xoa xoa mà ngư ngư, tiều tiều canh canh mục mục”.
3. Mục đích của sự so sánh:
Chỉ ra ảo tưởng của hai loại người trên, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố.
4. So sánh hai (hay nhiều) đối tượng để thấy những nét giống nhau là so sánh tương đồng, để thấy những nét khác nhau là so sánh tương phản. Nhưng dù kiểu nào cũng phải dựa trên cùng một bình diện, một tiêu chí và nêu rõ ý kiến, quan điểm của người viết .
 
 
 
 
III. Luyện tập
Cách lập luận so sánh của Nguyễn Trãi trong đoạn trích:
1. Tác giả đã lập luận so sánh trên các mặt:
Văn hóa:
Lãnh thổ:
Phong tục:
Các triều đại độc lập, có chủ quyền:
Anh hùng, hào kiệt:
2. Từ sự so sánh đó, có thể kết luận: về mọi mặt, nước Đại Việt ta đều có từ trước, đủ tư cách là một nước độc lập có chủ quyền, bình đẳng và không hề phụ thuộc Trung Quốc.
3. Đoạn văn có sức thuyết phục mạnh mẽ, đem đến cho người đọc niềm tự hào dân tộc cao cả.
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tiếp nhận và cảm thụ văn bản
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tiếp nhận và cảm thụ văn bản, năng lực tự học
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tự học và thực hành ứng dụng
 
 
 
 
 
 
 
  1. Hoạt động luyện tập (đã thực hiện ở trên)
  2. Hoạt động vận dụng

          – Viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh (Các tác phẩm đã học).

  1. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo

          So sánh sự giống và khác nhau giữa thao tác lập luận so sánh và thao tác lập luận phân tích? Trong quá trình làm bài nghị luận có nên kết hợp vận dụng 2 thao tác trên không? Vì sao?
Chuẩn bị bài: Khái quát văn học việt nam từ đầu TK XX đến CMT8 – 1945
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Các  thao tác lập luận
Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *