Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam – Địa lý 12

Nội dung

a) Vẽ lược đồ Việt Nam với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo.

b) Điền vào lược đổ một số địa danh quan trọng.

Yêu cầu

a) Vẽ lược đồ Việt Nam một cách tương đối chính xác. Tùy theo khổ giấy, có thể vẽ lược đồ Việt Nam với các kích thước khác nhau dựa trên lưới ô vuông đã xác định.

b) Xác định đúng trên lược đồ một số địa danh quan trọng như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa.

Hướng dẫn cách vẽ

Có nhiều cách vẽ lược đồ Việt Nam. Dưới đây giới thiệu một trong những cách vẽ đó.

-Vẽ một lưới ô vuông gồm 40 ô (5×8) như trong hình 3. Mỗi chiều của ô vuông ứng với 2o kinh tuyến và 2o vĩ tuyến. Lưới ô vuông này thể hiện lưới kinh-vĩ tuyến từ 102o Đ đến 112o Đ và từ 8o B đến 24o B mà phần lớn lãnh thổ nước ta nằm trong đó.

Trên cơ sở một lược đồ Việt Nam ứng với lưới ô vuông nhu hình 3, giáo viên gợi ý cho học sinh lựa chọn một số điểm chuẩn để học sinh sáng tạo các cách vẽ bờ biển và đường biên giới đất liền tương đối chính xác. Ví dụ : Móng Cái nằm trên kinh tuyến 108o Đ, Đèo Ngang có vĩ độ khoảng 18o B, thành phố Đà Nẵng có vĩ độ khoảng 16o B, thành phố Lào Cai và đảo Phú Quốc nằm trên kinh tuyến 104o Đ…

Sau đó học sinh sẽ vẽ các sông lớn, đảo lớn, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

-Điền một số địa danh quan trọng lên lược đồ như Thủ đô Hà Nội (nằm ở hai bên bờ sông Hồng và khoảng vĩ độ 21o B), thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lưới ô vuông để vẽ lược đồ Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *